Salicylic Acid là gì?
Salicylic Acid (SAL i SIL ik AS id) hay Axit Salicylic là thành phần của thuốc kháng viêm không chứa steroid giúp trị các bệnh về da, có công thức phân tử là C7H6O3.
Salicylic acid thuộc nhóm Beta Hydroxy Acid (BHA), là một loại acid vô cơ gốc dầu, thường được tìm thấy trong vỏ cây liễu, có khả năng đi qua lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da, đi sâu vào lỗ chân lông giúp tẩy tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn tích tụ sâu bên trong da, từ đó ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả.
Salicylic Acid có tác dụng tẩy tế bào chết, đặc biệt phù hợp với da dầu và da mụn. Salicylic tồn tại dưới nhiều dạng trong sản phẩm chăm sóc da như: kem, gel, thuốc mỡ, dung dịch. Tuỳ vào mục đích sử dụng, nồng độ Axit Salicylic có trong sản phẩm chăm sóc da thường dao động từ 0.5% - 2%.
Công dụng của Salicylic Acid là gì?
Được biết đến là thành phần được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da, tác dụng của Salicylic Acid là gì trong làm đẹp? Salicylic Acid có nhiều tác dụng đối với làn da, trong đó 4 tác dụng điển hình là: tẩy tế bào chết, điều trị mụn, giúp thông thoáng lỗ chân lông, kiểm soát dầu nhờn. Dưới đây là các công dụng nổi bật của Salicylic bạn nên biết:
1. Salicylic Acid có tác dụng tẩy tế bào chết cho da
Salicylic Acid là một hợp chất tẩy tế bào chết hóa học hiệu quả, với khả năng thẩm thấu sâu đánh tan các tế bào da chết tích tụ dưới bề mặt da. Thêm vào đó, chúng còn có tác dụng tẩy tế bào chết làm sạch các bụi bẩn, bã nhờn lẫn tạp chất trang điểm, giúp tái tạo làn da mới khỏe và se khít lỗ chân lông mặt.
2. Salicylic Acid có công dụng hỗ trợ điều trị mụn
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, Axit Salicylic có tác dụng an toàn trong điều trị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình. Salicylic Acid có tác dụng làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ và sưng tấy. Vì thế, hoạt chất này giúp hạn chế tình trạng mụn bọc, mụn mủ,... và tăng tốc độ chữa lành mụn. Bạn có thể mất vài tuần mới có thể thấy hết công dụng của nó, hãy kiên nhẫn một chút nhé.
3. Axit Salicylic giúp thông thoáng lỗ chân lông
Là một hợp chất Acid gốc dầu, Salicylic có khả năng thấm sâu vào các lỗ chân lông để làm thông thoáng các vị trí bị bít tắc do tạp chất. Ngoài ra, sử dụng hợp chất này thường xuyên cũng giúp kích thích các bã nhờn cũ lưu thông, hỗ trợ quá trình tẩy trang và làm sạch da mặt hiệu quả, nhanh chóng, giảm tình trạng tích tụ viêm nhiễm.
4. Salicylic Acid có tác dụng kiểm soát tiết dầu nhờn
Với đặc tính phá vỡ nhanh các liên kết Acid béo sợi bã nhờn, dầu thừa,...) trên da, Salicylic Acid giúp kiểm soát lượng dầu tiết ra một cách hiệu quả và cân đối. Điều này rất thích hợp với các bạn có làn da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu.
5. Salicylic Acid công dụng làm dịu và giữ ẩm cho làn da
Acid Salicylic có khả năng làm dịu da bong tróc và da mụn. Khi hoạt chất thẩm thấu sâu, chúng có thể giúp da mềm mại, giảm độ dày tế bào chết ở bề mặt, tạo điều kiện loại bỏ tế bào chết dễ dàng. Nhờ thế, da bạn sẽ trở nên mềm mại, tăng khả năng giữ nước và giữ ẩm.
6. Salicylic Acid có tác dụng giảm viêm
Dùng axit Salicylic có thể khiến tình trạng sưng mụn giảm đáng kể, không còn cảm giác đau và da nhanh chóng được làm dịu.
7. Salicylic Acid làm mờ thâm, sáng da
Acid Salicylic có khả năng tẩy da chết tốt, đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giúp trị thâm mụn, thâm do rối loạn sắc tố da, da không đều màu, giúp da sáng mịn và đều màu.
8. Salicylic Acid có công dụng điều trị một số bệnh về da khác
Acid salicylic có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ, được dùng để điều trị các bệnh da như viêm da tiết bã, vảy nến, gàu, mụn, hột cơm, chai gan bàn chân. Ở nồng độ thấp, nó điều chỉnh quá trình sừng hóa, còn ở nồng độ cao (≥ 1%), nó giúp bong tróc lớp sừng. Acid này làm mềm và phá hủy lớp sừng bằng cách tăng hydrat hóa, giúp lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên và bong ra. Nồng độ cao hơn (ví dụ 20%) có thể gây ăn mòn da, thường dùng trị chai chân.
Nồng độ Salicylic Acid trong mỹ phẩm chăm sóc da
Trước khi sử dụng sản phẩm có chứa Salicylic Acid để chăm sóc da, bạn cần nắm rõ về nồng độ và đặc tính của từng mức độ nồng độ của hoạt chất trong sản phẩm. Vậy nồng độ phù hợp để sử dụng Salicylic Acid là gì? Thông thường, Axit Salicylic được chia thành các nhóm nồng độ:
- Salicylic Acid 0.5-1%: Salicylic ở mức nồng độ này có vai trò như một chất đệm giúp các thành phần dưỡng da khác phát huy tối đa công dụng. Salicylic Acid nồng độ 0.5-1% thường được tìm thấy trong các sản phẩm toner, kem dưỡng giúp thông thoáng lỗ chân lông, các sản phẩm peel da dịu nhẹ, phù hợp để peel da tại nhà.
- Salicylic Acid 1-2%: Salicylic ở mức nồng độ này đóng vai trò chống viêm cùng với khả năng làm khô cồi mụn hiệu quả, đây là mức nồng độ phổ biến và có thể yên tâm sử dụng tại nhà. Có thể tìm thấy Salicylic Acid nồng độ này ở trong các sản phẩm kem đặc trị mụn, thuốc chấm mụn.
- Salicylic Acid 2-3%: Nồng độ Salicylic ở mức này khá đậm đặc và có tính ăn mòn cao. Các sản phẩm có chứa Salicylic Axit ở nồng độ này thường dùng để trị mụn đầu đen, mụn thịt… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ da liễu.
- Salicylic Acid 3-4%: Được sử dụng trong các sản phẩm trị mụn đầu đen, bạn nên thử trên một vùng da nhỏ trước khi dùng để kiểm tra phản ứng.
- Salicylic Acid trên 4%: Nồng độ cao có thể gây khô da, kích ứng, và bào mòn, chỉ nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Vì vậy, nếu mới bắt đầu sử dụng, nên chọn sản phẩm có nồng độ từ 3% trở xuống để da có thời gian thích nghi, đây là mức an toàn cho hầu hết loại da và ít gây kích ứng da.
Liều dùng và hướng dẫn sử dụng Salicylic Acid chăm sóc da
- Nhìn chung, để đảm bảo an toàn, Salicylic Acid chỉ nên dùng cho người lớn với nồng độ thấp - có thể bắt đầu từ 2-6%, tần suất 3 lần/ngày.
- Liều dùng và cách sử dụng còn tùy thuộc vào dạng sản phẩm chứa Axit Salicylic. Có 2 cách dùng: dùng thông qua sản phẩm chăm sóc da và dùng trực tiếp Salicylic lên da. Dưới đây là cách sử dụng Salicylic Acid chi tiết:
Cách sử dụng Salicylic Acid chứa trong sản phẩm chăm sóc da
Dưới đây là cách sử dụng Axit Salicylic dưới dạng các sản phẩm chăm sóc da hiệu quả:
- Salicylic Acid gel, thuốc mỡ, kem: Lấy một lượng vừa đủ bôi lên vùng da cần điều trị. Nếu dùng vào ban ngày, hãy thoa kem chống nắng để bảo vệ da.
- Gel/ serum tẩy tế bào chết chứa Salicylic Acid: Làm sạch da với nước tẩy trang và sữa rửa mặt, cho hỗn hợp tẩy da chết chứa Axit Salicylic ra bông tẩy trang rồi thoa đều lên toàn bộ da mặt và cổ. Đợi khoảng 3-5’ để hỗn hợp tẩy tế bào chết thẩm thấu sâu vào da trước khi chuyển sang các bước skincare tiếp theo.
- Sữa rửa mặt chứa Axit Salicylic: Làm ướt da, massage nhẹ nhàng để sản phẩm thẩm thấu sâu vào da trong vài phút, sau đó rửa sạch da bằng nước sạch.
- Xà phòng hoặc thuốc gội chứa Axit Salicylic: Đầu tiên, làm ướt da và tóc với nước ấm. Sau đó, lấy một lượng sản phẩm chứa axit Salicylic vào lòng bàn tay, tạo bọt với một ít nước rồi thoa đều lên da và tóc. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 2 - 3 phút, sau đó xả sạch bằng nước. Lặp lại quy trình một lần nữa và cuối cùng rửa lại thật sạch với nước.
- Kem đặc trị chứa Salicylic Acid: Trước khi sử dụng kem, hãy rửa mặt kỹ bằng sữa rửa mặt phù hợp với da và làm sạch da để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Lấy một lượng kem vừa đủ lên đầu ngón tay sau đó thoa kem đều lên vùng da mà bạn muốn điều trị. Thực hiện massage để kem thẩm thấu sâu vào da trong khoảng 1-2 phút.
- Dung dịch chứa Salicylic Acid: Dùng bông tẩy trang thấm dung dịch, thoa nhẹ lên da. Ban ngày cần kết hợp kem chống nắng.
- Thuốc dán chứa Salicylic Acid: Vệ sinh vùng da, cắt miếng dán và dán lên da qua đêm. Sau 24 giờ, dán miếng mới để tiếp tục điều trị.
- Khi sử dụng thuốc dán chứa axit Salicylic để điều trị mụn cơm hoặc vết chai sẹo, cần lưu ý:
- Đối với mụn cơm: Dán thuốc 2 ngày/lần, trước khi đi ngủ và gỡ ra vào sáng hôm sau. Sau 24 giờ mới dán lại. Liệu trình có thể kéo dài đến 12 tuần cho đến khi mụn cơm biến mất.
- Đối với mụn chai sẹo: Thay miếng dán sau 48 giờ. Liệu trình điều trị kéo dài trong 14 ngày.
Cách sử dụng Salicylic Acid trực tiếp trên da
Để phát huy tối đa công dụng của Axit Salicylic khi bôi trực tiếp lên da, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1. Rửa mặt sạch sâu: Trước khi sử dụng Salicylic Acid, hãy làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp với loại da của bạn. Rửa kỹ nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất trên da.
- Bước 2. Áp dụng Salicylic trực tiếp lên da: Lấy một lượng nhỏ Salicylic Acid (theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm) và thoa đều lên vùng da cần điều trị. Đảm bảo bạn chỉ dùng lên vùng cần thiết và tránh tiếp xúc với da không cần điều trị. Để Salicylic Acid thẩm thấu vào da trong khoảng thời gian quy định, thường là từ 10-15 phút. Điều này cho phép Salicylic Acid hoạt động và tác động sâu vào lớp da.
- Bước 3. Sử dụng kem dưỡng ẩm: Sau khi Salicylic Acid đã thấm sâu vào da, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, lành tính để cấp ẩm cho da cũng như giảm thiểu tình trạng da kích ứng.
- Bước 4. Sử dụng kem chống nắng: Bảo vệ da toàn diện sau khi sử dụng Salicylic Acid với kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF 30+.
Lưu ý khi sử dụng Acid Salicylic chăm sóc da
Là một thành phần có nhiều tác dụng tích cực cho da, thế nhưng Salicylic vẫn có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Nắm vững một số nguyên tắc sau, bạn có thể tự tin và an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm BHA nói chung và Salicylic Acid nói riêng khi chăm sóc da:
- Dùng đúng nồng độ và liều dùng: Không dùng Axit Salicylic 10% trở lên trong thời gian dài, đặc biệt là đối với mụn cơm, vì có thể làm da bị ăn mòn và lan rộng.
- Dùng đúng vị trí: Không dùng Salicylic ở bộ phận sinh dục, mắt, mũi, miệng, mụn cơm có lông, chàm, nốt ruồi hoặc trên vùng da rộng, da bị nứt nẻ, viêm. Nếu thuốc dính vào mắt, mũi, miệng, cần rửa ngay với nước. Sau khi thoa thuốc, nhớ rửa sạch tay.
- Chống chỉ định: Bệnh nhân tiểu đường, suy giảm hệ tuần hoàn, bệnh nhân mắc bệnh đa dây thần kinh ngoại, trẻ em dưới 12 tuổi đang bị cúm, sốt, hoặc thủy đậu
- Bôi ngoài da: Salicylic chỉ được bôi ngoài da.
- Làm sạch da trước khi dùng: Đảm bảo da được làm sạch sâu trước khi thoa để tăng cường khả năng thẩm thấu.
- Thử nghiệm trước khi dùng trên mặt: Test sản phẩm trên một vùng da nhỏ để tránh kích ứng.
- Thoa lượng vừa đủ: Bạn chỉ lấy một lượng Acid Salicylic vừa đủ trên đầu ngón tay rồi thoa nhẹ nhàng.
- Đối với dạng miếng dán: Cắt miếng dán vừa với vùng da cần điều trị và giữ qua đêm để đạt hiệu quả tối ưu.
- Dùng kem chống nắng: Nếu đã lựa chọn sử dụng BHA, bạn phải dùng kem chống nắng để tránh hiện tượng da lão hóa sớm, bị bào mòn, xuất hiện nám, tàn nhang ồ ạt.
- Chú ý khi kết hợp các thành phần: Acid Salicylic không được khuyến khích sử dụng chung với các mỹ phẩm chứa Benzoyl Peroxide, các loại Retinol Benzoyl Peroxide, Calcipotriene,.. trong cùng một thời điểm. Bạn có thể chia thời gian để sử dụng luân phiên các sản phẩm khác với Salicylic Acid hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
- Tuân thủ lộ trình sử dụng: Bạn cần tuân thủ lộ trình, không nên tự ý “tăng liều” hay lạm dụng Salicylic Acid trong thời gian dài vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu. Khi dùng AHA và BHA, bạn cần biết được một số tình trạng như BHA đẩy mụn để không có cảm giác lo sợ trong quá trình sử dụng.
- Lưu ý đặc biệt về đối tượng sử dụng: Salicylic được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, các đối tượng thiếu hụt kẽm và nhạy cảm với Salicylate.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Salicylic Acid là gì?
Tác hại của acid salicylic là gì? Tác dụng phụ lớn nhất của Salicylic Acid là gây kích ứng và làm khô da, đặc biệt là khi sử dụng quá mức. Do đó, những người có làn da khô hoặc da nhạy cảm nên cân nhắc việc tránh sử dụng salicylic acid để tránh kích ứng da. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Salicylic Acid:
- Kích ứng nổi mụn: Đây là trường hợp kích ứng nhẹ và có thể gây viêm nhiễm cho những mụn ẩn dưới da, khiến chúng trở nên sưng viêm và trồi lên trên bề mặt da.
- Bong tróc da: Vì Salicylic Acid có thể thâm nhập sâu vào da, trong quá trình tác động, nó có thể làm da mất nước, trở nên khô và căng rát.
- Tác dụng phụ khác: Tùy thuộc vào từng loại da và cơ địa mà việc sử dụng Axit Salicylic có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như nổi mẩn đỏ, ngứa, mụn li ti và các phản ứng khác trên da. Trong trường hợp này, bạn cần quan sát tình trạng da, tạm ngưng sử dụng sản phẩm và tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu.
- Nguy cơ nám da, tổn thương da: Salicylic acid có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn không bảo vệ da bằng cách chống nắng đầy đủ, nguy cơ bị nám và tổn thương da sẽ tăng cao đáng kể.
Cách bảo quản Salicylic Acid
Để bảo quản Salicylic Acid hiệu quả và duy trì tính chất của hoạt chất, bạn cần chú ý các điểm sau:
- Đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng: Điều này giúp ngăn ngừa tiếp xúc với không khí, tránh làm thay đổi tính chất của acid.
- Bảo quản nơi khô thoáng: Nên đặt sản phẩm ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao.
- Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp: Acid Salicylic nhạy cảm với ánh sáng, nên không để sản phẩm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Giữ ở nhiệt độ phòng: Nhiệt độ cao có thể làm giảm hiệu quả của sản phẩm, vì vậy bảo quản ở nhiệt độ phòng là lý tưởng.