Độ pH là gì?
Có lẽ bạn đã học về độ pH trong các tiết hóa học ngày xưa. Đây là một con số cho thấy liệu một thứ gì đó có tính axit hay tính kiềm, dự trên thang đo từ 0 đến 14. . Độ pH=7 (của nước tinh khiết) được xem là độ pH trung bình. Nếu độ pH dưới 7 thì là axit và trên 7 là kiềm.
Độ pH của da
Giá trị pH tối ưu của da chúng ta nằm trong khoảng từ 4,7 đến 5,75. Như đã đề cập ở trên, bất cứ độ pH nhỏ hơn 7 được xem là có tính axit và lớn hơn 7 được xem là có tính kiềm. Tính acid nhẹ của bề mặt rất quan trọng đến tình trạng sức khỏe của da, giúp kiểm soát tốt sự hiện diện của hệ vi sinh vật trên da cũng như các hỗ trợ khác trong quá trình sinh lý quan trọng như hình thành cấu trúc tối ưu của hàng rào lipid và cân bằng nội môi, ngăn chặn các gốc tự do. Gốc tự do là những chất khiến cho da của bạn bị nhanh lão hóa.
Độ pH dưới 4.7: Tại mức pH này, da có tính acid, thường là những làn da nhạy cảm, hay bị kích ứng, mẩn đỏ, người có làn da dầu, mụn ẩn
Độ pH trong khoảng từ 4.7 đến 5.75: Đây là khoảng độ pH tối ưu của làn da. Do vậy, da bạn lúc này rất tươi khỏe và sáng mịn
Độ pH trên 5.75: Da lúc này có tính kiềm cao, da sần sùi, khô, dễ bị mẩn đỏ, da cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tác động dưới ánh sáng mặt trời
VIỆC CÂN BẰNG ĐỘ PH CỦA DA QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?
Độ pH của da có liên quan mật thiết tới màng acid bảo vệ da (hàng rào hóa học). pH cân bằng giúp ổn định hệ vi khuẩn thường trú ( hàng rào sinh học) duy trì hoạt động chức năng các tế bào ở mức tối đa, tiếp nhận dưỡng chất đầy đủ. Khi đó, bạn sẽ có một làn da bóng mượt, khỏe mạnh.
Tính acid là đặc trưng của hàng rào hóa học trên da, giúp da chống lại sự sinh trưởng của các vi khuẩn gây hại, virus, nấm… đây là những yếu tố gây viêm nhiễm và các rối loạn trên da. Màng acid cần được bảo vệ đặc biệt xung quanh các vùng bị tổn thương vì tính acid là điều kiện cần để diễn ra các phản ứng sinh học nhằm phục hồi các tổn thương.
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ PH CỦA DA
Việc duy trì sự cân bằng độ pH của da là rất quan trọng đối với sức khỏe của làn da. Đặc biệt đây cũng là mối quan tâm lớn của những người đang bị mụn trứng cá. Dưới đây là một vài yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến độ pH của da bạn nên tham khảo:
NƯỚC
Nước có giá trị pH là 7 thuộc loại trung tính. Vì độ pH của nước cao hơn da do vậy khi bạn biết xúc trực tiếp với nước có thể làm tăng độ pH của da. Chỉ cần da của bạn được rửa bằng nước một mình, độ pH của da ngay lập tức sẽ bị tăng tạm thời. Tuy nhiên, nước hầu như không có gây hại đến da vì độ pH của nước không qua cao so với pH của da. Nhưng trong các trường hợp khác, khi bạn sử dụng một số sản phẩm làm sạch có giá trị pH cao hơn sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến làn da của bạn.
CÁC SẢN PHẨM LÀM SẠCH DA
Sử dụng các sản phẩm làm sạch da cũng có thể làm thay đổi giá trị pH của da. Thông thường xà phòng có độ pH khá cao từ 9-11 (mang tính kiềm), do đó khi chúng ta rửa tay bằng xà phòng sẽ làm cho độ pH trên bàn tay tăng khoảng 3 đơn vị. Cho ví dụ, nếu độ pH trên bàn là 5,5 trước khi rửa, thì sau khi sửa, độ pH sẽ tăng lên 8,5. Tuy sự thay đổi này chỉ là tạm thời, nhưng để pH của da cân bằng lại có thể sẽ phải mất nhiều giờ. Sự thay đổi của độ pH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng của các vi sinh vật trên da, kể cả sinh vật có lợi.
TUỔI TÁC
Nước và các sản phẩm làm sạch da chỉ làm thay đổi độ pH của da trong một khoảng thời gian ngắn. Còn khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh, nó có tác động lâu dài đến độ pH. Điều này có thể thấy đặc biệt rõ rệt ở người già có độ pH da cao hơn ở trẻ em.
NHỮNG YẾU TỐ KHÁC
- Mụn.
- Ô nhiễm không khí.
- Thay đổi theo mùa, độ ẩm của không khí.
- Mỹ phẩm.
- Tiếp xúc với ánh nắng nhiều.
- Các bệnh lý như chàm.
Các bạn hãy luôn sáng suốt lựa chọn những sản phẩm mỹ phẩm có độ pH lý tưởng, phù hợp với làn da để chăm sóc da khỏe mạnh nhé.